Thiên đường thuế
Thiên đường thuế (tiếng Anh: tax haven - nơi ẩn trú thuế[1]) hoặc ốc đảo thuế là quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà không đánh thuế hoặc lấy thuế rất thấp tính trên thu nhập hoặc tài sản và do đó trở thành một nơi hấp dẫn về mặt thuế má cho các cá nhân cư trú hoặc cho doanh nghiệp làm trụ sở. Một tên gọi khác chính thức hơn là "trung tâm tài chính Quốc tế".
Định nghĩa
[sửa | sửa mã nguồn]Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) xác định ba yếu tố quan trọng trong việc xem xét liệu một khu vực là một thiên đường thuế:[2]
1. không đánh thuế hoặc thuế gần như bằng không. Thiên đường thuế biến nó thành nơi để những người không cư trú ở đó tránh khỏi phải đóng thuế cao ở nơi họ ở hay kinh doanh.
2. Bảo vệ thông tin tài chính cá nhân. Thiên đường thuế thường có luật hoặc thủ tục hành chính, theo đó các doanh nghiệp và các cá nhân có thể hưởng lợi từ các quy định chặt chẽ và các bảo vệ khác chống lại sự giám sát của cơ quan thuế vụ nước ngoài. Điều này ngăn cản sự truyền thông tin về người nộp thuế đang được hưởng lợi từ khu vực thuế thấp.
3. Thiếu minh bạch. Một sự thiếu minh bạch trong hoạt động của các quy định pháp lý, luật pháp hoặc hành chính là một yếu tố được sử dụng để xác định nơi ẩn trú thuế. OECD cho là, luật phải được áp dụng một cách công khai và nhất quán, và phải có những thông tin cần thiết cho cơ quan thuế vụ nước ngoài để xác định tình trạng của người nộp thuế. Thiếu minh bạch trong một nước có thể làm cho các cơ quan thuế vụ khác gặp khó khăn hoặc không thể áp dụng pháp luật một cách hiệu quả. 'Phán quyết bí mật', mức thuế có thể thương lượng được, hoặc các thực hành khác mà không áp dụng luật pháp một cách công khai và kiên định (trước sau như một) luôn là những ví dụ về sự thiếu minh bạch. Giám sát pháp luật chỉ có giới hạn hoặc thiếu sự tiếp cận pháp lý hồ sơ tài chính của chính phủ được xem là các yếu tố góp phần.
4. Một số quốc gia và vùng lãnh thổ được xem như là thiên đường thuế:
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Quách Mạnh Hào (ngày 11 tháng 5 năm 2016). “Góc nhìn: "Hồ sơ Panama", thông minh và đạo đức”. VNEconomy. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2016.
- ^ “Tax Haven Criteria - retrieved ngày 26 tháng 2 năm 2008 Tax Haven Criteria”. Oecd.org. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2011.
Đọc thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Raymond W. Baker (August 2005). Capitalism's Achilles' Heel: Dirty Money, and How to Renew the Free-Market System. Hoboken, New Jersey: John Wiley & Sons. ISBN 978-0-471-64488-0.
- Foremny, D., & Von Hagen, J. (2012). Fiscal federalism in times of crisis, CEPR Discussion Papers 9154, C.E.P.R. Discussion Papers.
- Henry, James S. (tháng 10 năm 2003). The Blood Bankers: Tales from the Global Underground Economy. New York, NY: Four Walls Eight Windows. ISBN 978-1-56858-254-2.
- Morriss, Andrew P. (2010). Offshore Financial Centers and Regulatory Competition. Washington: The AEI Press. ISBN 978-0-8447-4324-0.
- Scevola, Carlo; Sneiderova, Karina (tháng 1 năm 2010). Offshore Jurisdictions Guide. Geneva, Switzerland: CS&P Fiduciaire. ISBN 978-1-60594-433-3.
- Nicholas Shaxson, Nicholas (tháng 4 năm 2011). Treasure Islands: Uncovering the Damage of Offshore Banking and Tax Havens. New York, NY: Palgrave Macmillan. ISBN 978-0-230-10501-0.