PDF download Tải về bản PDF PDF download Tải về bản PDF

Tình trạng nghẹn hoặc hóc thường diễn ra khi một người nuốt phải vật thể lạ (có thể là thức ăn) và vật đó mắc trong khí quản khiến người đó không thể thở bình thường. Tình trạng này có thể khiến tâm lý bất ổn, gây tử vong hoặc các tổn thương nghiêm trọng chỉ trong vài phút. Phương pháp đẩy bụng (Heimlich Maneuver) là phương pháp phổ biến nhất được sử dụng để cứu giúp một người bị nghẹn hoặc hóc. Nếu xung quanh bạn không có ai giúp đỡ, bạn vẫn có thể tự cứu lấy mình. Hãy học một số bước đơn giản dưới đây để biết cách tự mình dùng phương pháp đẩy bụng.

Phần 1
Phần 1 của 2:

Chuẩn bị Sử dụng Phương pháp Đẩy bụng

PDF download Tải về bản PDF
  1. Nếu cảm thấy rằng có thứ gì đó vướng trong cổ họng, bạn nên cố gắng khạc ra. Nếu bạn khạc đủ mạnh thì có lẽ bạn không cần dùng đến phương pháp đẩy bụng nữa. Tuy nhiên, nếu không thể khạc vật thể lạ ra và cảm thấy khó thở, bạn cần sơ cứu nhanh, nhất là lúc chỉ có một mình.
    • Bạn cần tìm cách đẩy vật thể lạ ra ngoài trước khi bị bất tỉnh.[1]
    • Sau khi thực hiện xong phương pháp đẩy bụng, bạn vẫn nên khạc tiếp.
  2. Để chuẩn bị sẵn sàng cho việc tự mình thực hiện phương pháp đẩy bụng, trước tiên bạn cần đặt tay đúng vị trí. Hãy dùng tay khỏe nhất của bạn tạo thành hình nắm đấm rồi đặt tay đó vào phần bụng ở ngay phía trên rốn và phía dưới lồng ngực.
    • Bạn cần đảm bảo rằng tay bạn đặt đúng chỗ để không gây tổn thương cho xương sườn và có cơ hội đẩy vật thể lạ lên cao nhất.
    • Cách đặt tay như thế này giống hệt như cách thực hiện phương pháp đẩy bụng truyền thống.[2]
  3. Sau khi đặt nắm đấm đúng vị trí, bạn cần dùng tay còn lại để tăng lực tác động. Hãy dùng tay đó bao lấy nắm đấm mà bạn đang đặt trên bụng. Bạn cần đảm bảo rằng nắm đấm đã nằm trọn trong tay kia của bạn.
    • Bước này giúp bạn tăng lực tác động khi tiến hành thực hiện phương pháp đẩy bụng.[3]
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 2:

Tự Thực hiện Phương pháp Đẩy bụng

PDF download Tải về bản PDF
  1. Để có thể khạc vật thể lạ ra, hãy ấn chặt nắm đấm vào cơ hoành hoặc vùng bụng. Hãy đẩy bụng theo hình chữ J, nghĩa là ấn vào rồi đẩy lên trên. Làm lại bước này nhiều lần.
    • Nếu vật thể lạ vẫn chưa được tống khứ ra ngoài, bạn cần cố gắng tăng lực tác động bằng một vật nào đó.[4]
  2. Bạn cần tìm ngay một vật cao đến khoảng thắt lưng để dựa vào đó và gập người. Đó có thể là một chiếc bàn, chiếc ghế hoặc kệ bếp. Trong lúc tay vẫn đang siết chặt ở phía trước, hãy gập người vào ghế, bàn, kệ bếp hoặc một vật cứng khác. Hãy để nắm đấm tay nằm giữa chiếc ghế và bụng của bạn rồi tận dụng lực từ chiếc ghế đó.
    • Đây là cách tăng lực tác động vào cơ hoành mạnh hơn để bạn có thể dễ dàng đẩy các vật thể lạ bị mắc kẹt ra khỏi cơ thể.[5]
  3. Có khả năng là bạn sẽ không đẩy được vật thể lạ ra ngay trong lần đầu tiên. Bạn cần nhanh chóng lặp lại bước gập người vào một vật chắc chắn cho đến khi vật thể lạ ra khỏi cơ thể. Nếu thành công, bạn sẽ có thể thở bình thường. [6]
    • Dù khó tránh khỏi cảm giác lo lắng nhưng tốt hơn là bạn nên giữ bình tĩnh. Hoảng sợ chỉ khiến nhịp tim của bạn tăng lên, khó thở và khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn.
    • Sau khi đã tống được vật thể lạ ra ngoài, hãy ngồi xuống và lấy lại nhịp thở.
    • Nếu vẫn cảm thấy không thoải mái hoặc bị đau cổ họng, có lẽ bạn nên đi khám bác sĩ.[7]
    • Nếu bạn không thể đẩy vật thể lạ ra ngoài, hãy gọi cấp cứu 115.[8]
    Quảng cáo

Bài viết wikiHow có liên quan

Lấy dằm dưới móngLấy dằm dưới móng
Lấy Mảnh kính vỡ Ra khỏi ChânLấy Mảnh kính vỡ Ra khỏi Chân
Quấn băng ngón tay cái
Lấy Gai xương rồng Ra khỏi DaLấy Gai xương rồng Ra khỏi Da
Nhanh chóng Hết Buồn NônNhanh chóng Hết Buồn Nôn
Ứng phó với tình huống khẩn cấpỨng phó với tình huống khẩn cấp
Sống sót qua thảm họa tận thếSống sót qua thảm họa tận thế
Xử lý khi bị Cá đuối ChíchXử lý khi bị Cá đuối Chích
Sử dụng túi chườm nước nóng
Kiểm tra tình trạng sốt khi không có nhiệt kếKiểm tra tình trạng sốt khi không có nhiệt kế
Loại bỏ dằm đâm sâu trong daLoại bỏ dằm đâm sâu trong da
Băng ngón chân út bị gãyBăng ngón chân út bị gãy
Quấn ngón tay cái bị bong gânQuấn ngón tay cái bị bong gân
Chăm sóc vết dao đâm
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Luba Lee, FNP-BC, MS
Cùng viết bởi:
Hội đồng kiểm duyệt y tế
Bài viết này đã được cùng viết bởi Luba Lee, FNP-BC, MS. Luba Lee là bác sĩ gia đình được cấp bằng hành nghề tại Tennessee. Cô đã nhận bằng MSN của Đại học Tennessee năm 2006. Bài viết này đã được xem 8.057 lần.
Chuyên mục: Sơ cứu và Cấp cứu
Trang này đã được đọc 8.057 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo